Cây húng quế, loài rau thơm quen thuộc trong mỗi gian bếp Việt, không chỉ mang hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn là dược liệu dân gian quý giá. Loài cây nhỏ bé với hương thơm nồng nàn này chứa đựng trong mình nhiều tác dụng về sức khỏe, từ khả năng kháng khuẩn, giải độc cho đến hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau.
- Cây ích mẫu: Thần dược cho sức khỏe phụ nữ
- Cây mần trầu – Báu vật thiên nhiên cho sức khỏe người Việt
- Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Liên quan vụ kẹo rau củ Kera là hàng giả
Xem nhanh
Mô tả và phân bố cây húng quế
Cây húng quế (Ocimum basilicum) thuộc họ Bạc hà, là cây thân thảo cao từ 30–60 cm; thân vuông, lá màu xanh thường, có răng cưa nhỏ, mùi thơm hâu như mở ra là nhận ra ngay. Cây húng quế được chia làm nhiều loại: húng lá nhỏ; húng chanh, húng định, mỗi loại mang một hương vị riêng nhế.
Húng quế trong ẩm thực Việt
Không ai xa lạ trong một bát bún bò Huế, một tô phở hay đĩa gỏi gà mà thiếu ít lá húng quế. Mọi món ăn có húng quế như được đặt đúng vị, đúng hương. Vị cay nồng, hương thơm đặc trưng của húng quế kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng, đặc biệt khi ăn các món có nước.
Công dụng của cây húng quế
Theo y học cổ truyền:
Húng quế là một loại thảo dược quen thuộc trong Đông y với đặc tính cay, thơm dịu và có tính ấm. Nhờ đó, cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giải cảm, tán ứ, giảm đau, kích thích toát mồ hôi, giảm chướng bụng và giúp thông suốt đường hô hấp.
Hạt húng quế có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu và hỗ trợ điều tiết mồ hôi hiệu quả. Trong khi đó, hoa húng quế được dùng để thúc đẩy tiểu tiện, làm dịu hệ thần kinh và hỗ trợ tinh thần thư thái hơn.
Với đặc tính nóng và vị cay, húng quế được ứng dụng để điều trị nhiều chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm họng, khàn tiếng, đau đầu, nhức răng, dị ứng, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, lo lắng…
Theo y học hiện đại:
Nghiên cứu hiện đại cho thấy húng quế có nhiều công dụng quý. Tinh chất của cây có khả năng ức chế vi khuẩn Gram dương và tinh dầu được dùng để xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi. Ngoài ra, húng quế còn có tác dụng kháng histamin; giảm co thắt ruột, hỗ trợ điều trị ho, viêm đường hô hấp.
Các hợp chất eugenol, cineol và camphene trong húng quế giúp giảm viêm, sung huyết và tăng cường miễn dịch. Một số nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp điều hòa nồng độ cortisol; từ đó giảm stress, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.
Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, húng quế còn hỗ trợ phòng ung thư, ngừa lão hóa da, giảm acid uric và giảm viêm khớp hiệu quả nhờ beta-carotene và beta-caryophyllene.
Bài thuốc kinh nghiệm từ cây húng quế
Chữa cảm cúm, sốt nhẹ, ho
Nguyên liệu: Lá húng quế tươi: 1 nắm (khoảng 30g, gừng tươi: 1 lát mỏng, đường phèn hoặc mật ong: vừa đủ
Cách làm: Rửa sạch lá húng quế, giã nát hoặc xay nhuyễn cùng với gừng. Sau đó hãm với nước sôi như pha trà trong 10–15 phút. Lọc lấy nước, pha thêm mật ong hoặc đường phèn, uống 2–3 lần/ngày khi còn ấm.
Công dụng: Giúp ra mồ hôi, hạ sốt, thông mũi họng, giảm ho và cảm cúm.
Giảm đau bụng đầy hơi, khó tiêu
Nguyên liệu: Lá húng quế tươi: 15–20g,vỏ quýt khô (trần bì): 5g, gừng khô: 3 lát
Cách làm: Sắc chung với 500ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, sau bữa ăn.
Công dụng: Giúp kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi và lạnh bụng.
Trị viêm họng, khàn tiếng
Nguyên liệu: Lá và hoa húng quế: 20g, mật ong nguyên chất: 1 thìa cà phê
Cách làm: Giã nát lá và hoa, thêm ít nước ấm, lọc lấy nước cốt rồi hòa mật ong vào. Ngậm hỗn hợp này và nuốt từ từ. Thực hiện 2–3 lần/ngày.
Công dụng: Giảm viêm họng, làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng khàn tiếng và ho khan.
Giải độc, làm mát gan
Nguyên liệu: Lá húng quế: 30g, rau má: 20g, cỏ mực: 15g
Cách làm: Sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay nước lọc. Dùng liên tục trong 5–7 ngày.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức.
Làm đẹp da, ngừa mụn
Nguyên liệu: Lá húng quế tươi: 1 nắm, nước vo gạo: 1 chén
Cách làm: Giã nát lá húng quế, trộn đều với nước vo gạo để rửa mặt hoặc đắp lên da. Dùng 2–3 lần/tuần.
Công dụng: Làm sạch da, kháng khuẩn, giảm mụn trứng cá và se khít lỗ chân lông.
Lưu ý: Các bài thuốc trên mang tính kinh nghiệm dân gian, có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhẹ. Người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ nếu bệnh nặng hoặc có bệnh nền.
Tinh dầu húng quế trong công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm
Hàm lượng tinh dầu cao trong húng quế khiến loài cây này trở thành nguồn nguyên liệu quý trong sản xuất nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, sát khuẩn tay tự nhiên. Một số nghiên cứu chỉ ra tinh dầu húng quế còn có khả năng chống oxi hóa, bảo vệ da khỏi tác nhân môi trường.
Ký ức về cây húng quế trong vườn nhà
Với nhiều người, húng quế không chỉ là một loại rau mà còn là một phần ký ức. Vườn rau nhỏ sau nhà, những lá húng thơm ngảt được mẹ ra hái về ăn cùng bát canh chua, đĩa đậu rán hay chỉ đơn giản là gọi cuốn rau thôm. Mỗi lần mùi hương nổi lên, cũng là một lần ký ức đỏ bóng trở về.
Húng quế dễ trồng, nhanh lên và không kén đất. Có thể gieo hạt hay giâm cành đều sống. Cần ánh sáng, đất thoát nước tốt. Lá sau khi hái nên rửa sạch, bỏ tủ làm đá, hoặc phới khô để dùng dần.
Cây húng quế tưởng như đơn giản nhưng lại hội tụ đủ đức tính của một loài thảo dược quý. Từ gian bếp đến y học, từ những ký ức đến hiện tại, húng quế vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống Việt.