Site icon MUC Women

Yếm đào – Nét duyên thôn nữ trong ký ức người Việt

Yếm đào – Nét duyên thôn nữ trong ký ức người Việt

Không gian thấm đẫm hương sen, yếm đào chở theo ký ức về một thời thiếu nữ dịu dàng và thuần khiết ( Ản:h internet ).

Trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt; có những hình ảnh đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn in sâu trong ký ức; sống động như chưa từng xa rời. Một trong số đó là chiếc Yếm đào – Mảnh vải nhỏ bé mà thắm đượm hồn quê, gắn liền với dáng hình thôn nữ Việt Nam bao đời nay.

Yếm đào – Biểu tượng của nét duyên thầm thời xưa

Yếm đào là một dạng trang phục truyền thống dành cho phụ nữ Việt Nam; xuất hiện phổ biến từ thời Lý – Trần; từng là lớp áo trong hoặc thậm chí là trang phục chính khi lao động, sinh hoạt thường ngày. Yếm thường được may bằng vải mềm, màu sắc giản dị như nâu, đen, trắng, nhưng nổi bật và gợi cảm nhất chính là sắc đào hồng – Tượng trưng cho tuổi xuân, cho nét e ấp của người con gái mới lớn.

Không rườm rà, không cầu kỳ, chiếc yếm đào chỉ là một mảnh vải vuông, có dây buộc sau gáy, thắt chặt nơi lưng, khéo léo tôn lên vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy không phô trương mà nền nã, kín đáo nhưng vẫn chan chứa nét gợi cảm tinh tế. Nó gợi nhớ hình ảnh cô thôn nữ đứng bên bờ giếng làng, tóc xõa ngang vai, má ửng hồng; vừa kín đáo vừa cuốn hút.

Yếm đào đã đi vào văn học dân gian như một biểu tượng của tình yêu; của khát vọng thầm kín, như câu ca dao xưa:

“Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.”

Không chỉ là vật dụng che thân, yếm còn là biểu tượng của tuổi xuân; của vẻ đẹp dịu dàng thuần khiết – Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam được nuôi dưỡng từ sự lao độn; hy sinh và lòng chung thủy.

Vẻ đẹp của yếm đào trong đời sống xưa

Yếm đào – Biểu tượng của nét duyên thầm thời xưa ( Ảnh internet ).

Trong đời sống thường nhật, chiếc yếm từng theo người phụ nữ Việt đi qua những mùa vụ, phiên chợ, những ngày hội làng. Yếm đào gắn liền với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, guốc mộc –Tạo nên một hình ảnh thôn nữ Việt mộc mạc mà đằm thắm. Các bà, các mẹ xưa mặc yếm đào khi gánh nước, nấu cơm, phơi thóc – không cần tô son điểm phấn; vẻ đẹp từ sự thật thà, chịu thương chịu khó đã làm nên hồn cốt người phụ nữ Việt.

Yếm đào không chỉ là trang phục, nó còn là món quà của mẹ trao cho con gái khi đi lấy chồng – Như một lời chúc phúc; như một phần ký ức của người phụ nữ truyền lại cho thế hệ sau.

Một nét đẹp lui vào dĩ vãng

Thời gian trôi đi, cuộc sống đổi thay; chiếc yếm đào cũng dần vắng bóng trong sinh hoạt đời thường. Những bà, những mẹ giờ đây không còn mặc Yếm nữa. Trang phục ấy lặng lẽ rời khỏi đời sống; nhường chỗ cho áo bà ba; áo sơ mi,;áo dài cách tân… Những chiếcYếm giờ chỉ còn được lưu giữ trong rương gỗ; nơi góc nhà xưa; như một mảnh ký ức được gìn giữ bằng tình yêu và hoài niệm.

Ngày nay;Yếm đào chỉ còn xuất hiện trong các vở chèo cổ; điệu hát quan họ Bắc Ninh,;hay những lễ hội truyền thống như hội Lim; nơi các cô gái trẻ khoác lên mình áo tứ thân; thắt yếm hồng; đầu đội khăn mỏ quạ. Đó là cách người Việt lưu giữ hồn cốt văn hóa – Bằng nghệ thuật, bằng âm nhạ; bằng hình ảnh sống động của những giá trị xưa.

Mặc dù không còn hiện diện thường xuyên trong cuộc sống; Yếm đào không hề mất đi. Nó vẫn sống trong ký ức của biết bao thế hệ; vẫn là hình ảnh thiêng liêng trong tâm trí người Việt khi nghĩ về bà; về mẹ; về một thời tuổi thơ bên lũy tre làng, giếng nước; sân đình.

Gìn giữ hồn Việt qua một mảnh yếm

Gìn giữ hồn Việt qua một mảnh yếm ( Ảnh: internet ).

Giữa cuộc sống hiện đại với bao biến động và thay đổi; việc giữ gìn và phục dựng lại hình ảnh chiếc yếm đào là một hành động cần thiết để nuôi dưỡng bản sắc dân tộc. Nhiều nhà thiết kế ngày nay đã đưa yếm vào các bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ văn hóa Việt. Các bộ ảnh nghệ thuật, lễ hội dân gian; chương trình văn hóa truyền hình cũng đang góp phần làm sống lại hình ảnh thân thương ấy.

Yếm đào không chỉ là trang phục – Nó là ký ức văn hóa, là vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt đã đi qua bao biến thiên lịch sử. Đó là niềm tự hào, là sự gắn bó,;là tình yêu âm thầm nhưng bền bỉ mà người Việt dành cho cội nguồn.

Hãy để Yếm đào không chỉ nằm lại trong tranh ảnh hay bảo tàng; mà hiện diện trong trái tim mỗi người – Như một biểu tượng mộc mạc nhưng thấm đẫm hồn quê; nhắc ta nhớ mãi về một thời xa vắng nhưng đầy ân tình.

Trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt; có những hình ảnh đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn in sâu trong ký ức; sống động như chưa từng xa rời. Một trong số đó là chiếc Yếm đào – Mảnh vải nhỏ bé mà thắm đượm hồn quê, gắn liền với dáng hình thôn nữ Việt Nam bao đời nay.

Yếm đào – Biểu tượng của nét duyên thầm thời xưa

Yếm đào là một dạng trang phục truyền thống dành cho phụ nữ Việt Nam; xuất hiện phổ biến từ thời Lý – Trần; từng là lớp áo trong hoặc thậm chí là trang phục chính khi lao động, sinh hoạt thường ngày. Yếm thường được may bằng vải mềm, màu sắc giản dị như nâu, đen, trắng, nhưng nổi bật và gợi cảm nhất chính là sắc đào hồng – Tượng trưng cho tuổi xuân, cho nét e ấp của người con gái mới lớn.

Không rườm rà, không cầu kỳ, chiếc yếm đào chỉ là một mảnh vải vuông, có dây buộc sau gáy, thắt chặt nơi lưng, khéo léo tôn lên vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy không phô trương mà nền nã, kín đáo nhưng vẫn chan chứa nét gợi cảm tinh tế. Nó gợi nhớ hình ảnh cô thôn nữ đứng bên bờ giếng làng, tóc xõa ngang vai, má ửng hồng; vừa kín đáo vừa cuốn hút.

Yếm đào đã đi vào văn học dân gian như một biểu tượng của tình yêu; của khát vọng thầm kín, như câu ca dao xưa:

“Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.”

Không chỉ là vật dụng che thân, yếm còn là biểu tượng của tuổi xuân; của vẻ đẹp dịu dàng thuần khiết – Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam được nuôi dưỡng từ sự lao độn; hy sinh và lòng chung thủy.

Vẻ đẹp của yếm đào trong đời sống xưa

Trong đời sống thường nhật, chiếc yếm từng theo người phụ nữ Việt đi qua những mùa vụ, phiên chợ, những ngày hội làng. Yếm đào gắn liền với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, guốc mộc –Tạo nên một hình ảnh thôn nữ Việt mộc mạc mà đằm thắm. Các bà, các mẹ xưa mặc yếm đào khi gánh nước, nấu cơm, phơi thóc – không cần tô son điểm phấn; vẻ đẹp từ sự thật thà, chịu thương chịu khó đã làm nên hồn cốt người phụ nữ Việt.

Yếm đào không chỉ là trang phục, nó còn là món quà của mẹ trao cho con gái khi đi lấy chồng – Như một lời chúc phúc; như một phần ký ức của người phụ nữ truyền lại cho thế hệ sau.

Một nét đẹp lui vào dĩ vãng

Thời gian trôi đi, cuộc sống đổi thay; chiếc yếm đào cũng dần vắng bóng trong sinh hoạt đời thường. Những bà, những mẹ giờ đây không còn mặc Yếm nữa. Trang phục ấy lặng lẽ rời khỏi đời sống; nhường chỗ cho áo bà ba; áo sơ mi,;áo dài cách tân… Những chiếcYếm giờ chỉ còn được lưu giữ trong rương gỗ; nơi góc nhà xưa; như một mảnh ký ức được gìn giữ bằng tình yêu và hoài niệm.

Ngày nay;Yếm đào chỉ còn xuất hiện trong các vở chèo cổ; điệu hát quan họ Bắc Ninh,;hay những lễ hội truyền thống như hội Lim; nơi các cô gái trẻ khoác lên mình áo tứ thân; thắt yếm hồng; đầu đội khăn mỏ quạ. Đó là cách người Việt lưu giữ hồn cốt văn hóa – Bằng nghệ thuật, bằng âm nhạ; bằng hình ảnh sống động của những giá trị xưa.

Mặc dù không còn hiện diện thường xuyên trong cuộc sống; Yếm đào không hề mất đi. Nó vẫn sống trong ký ức của biết bao thế hệ; vẫn là hình ảnh thiêng liêng trong tâm trí người Việt khi nghĩ về bà; về mẹ; về một thời tuổi thơ bên lũy tre làng, giếng nước; sân đình.

Gìn giữ hồn Việt qua một mảnh yếm

Giữa cuộc sống hiện đại với bao biến động và thay đổi; việc giữ gìn và phục dựng lại hình ảnh chiếc yếm đào là một hành động cần thiết để nuôi dưỡng bản sắc dân tộc. Nhiều nhà thiết kế ngày nay đã đưa yếm vào các bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ văn hóa Việt. Các bộ ảnh nghệ thuật, lễ hội dân gian; chương trình văn hóa truyền hình cũng đang góp phần làm sống lại hình ảnh thân thương ấy.

Yếm đào không chỉ là trang phục – Nó là ký ức văn hóa, là vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt đã đi qua bao biến thiên lịch sử. Đó là niềm tự hào, là sự gắn bó,;là tình yêu âm thầm nhưng bền bỉ mà người Việt dành cho cội nguồn.

Hãy để Yếm đào không chỉ nằm lại trong tranh ảnh hay bảo tàng; mà hiện diện trong trái tim mỗi người – Như một biểu tượng mộc mạc nhưng thấm đẫm hồn quê; nhắc ta nhớ mãi về một thời xa vắng nhưng đầy ân tình.