Site icon MUC Women

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách – Bảo vệ môi trường

Xử lý dầu thừa đúng cách - Bảo vệ ống và môi trường

Xử lý dầu thừa đúng cách – Thói quen nhỏ, tác động lớn ( Ảnh: internet ).

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách giúp bảo vệ đường ống thoát nước và giữ gìn môi trường. Việc nhỏ trong bếp nhưng mang ý nghĩa lớn nếu được thực hiện đều đặn; góp phần xây dựng lối sống xanh từ chính thói quen hằng ngày.

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách – Thói quen nhỏ, tác động lớn

Sau mỗi lần chiên rán; phần dầu thừa còn lại thường bị nhiều người “tiện tay” đổ thẳng xuống cống hay bồn rửa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường và kỹ thuật đô thị; đây là thói quen sai lầm nghiêm trọng; có thể gây ra tắc nghẽn đường ống; ô nhiễm nguồn nước và làm hư hại hệ thống xử lý nước thải.

Dầu ăn tuy ở thể lỏng khi còn nóng; nhưng sẽ đông lại khi nguội; tạo thành lớp mỡ bám dày trên thành ống. Cùng với rác vụn; dầu mỡ tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các mảng chất thải lớn; gây tắc cống và tạo ra mùi hôi khó chịu. Không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày; dầu thừa đổ xuống cống còn là tác nhân gián tiếp hủy hoại môi trường tự nhiên.

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách – Tuyệt đối không tái sử dụng dầu đã biến chất

Xử lý dầu thừa đúng cách – Hướng dẫn thực hiện an toàn và hiệu quả ( Ảnh: internet ).

Nhiều gia đình có thói quen tái sử dụng dầu chiên rán để tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tính chất của dầu sau khi đã qua nhiệt; điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Dầu chỉ nên được sử dụng lại tối đa một đến hai lần; với điều kiện: không bị cháy khét; không đổi màu hoặc xuất hiện mùi lạ. Nếu thấy dầu bốc khói mạnh; có mùi ôi thiu hay dính mùi thức ăn nặng (như cá, thịt nướng…), tốt nhất không nên dùng lại.

Bởi khi bị đun đi đun lại ở nhiệt độ cao; dầu ăn có thể sản sinh các chất độc hại như acrolein; aldehyde, peroxit…, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch; tổn thương gan và thậm chí là ung thư. Đó là lý do tại sao xử lý dầu thừa đúng cách cũng bao gồm việc không lạm dụng hay cố tận dụng dầu đã hỏng.

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách – Hướng dẫn thực hiện an toàn và hiệu quả

Để hạn chế những tác hại trên, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:

Làm nguội và cô lập dầu thừa

Sau khi sử dụng, hãy để dầu nguội hoàn toàn hoặc chờ dầu đông lại nếu để qua đêm. Sau đó, cho dầu vào chai nhựa hoặc hộp có nắp kín rồi mới đem bỏ vào thùng rác sinh hoạt. Tuyệt đối không đổ trực tiếp vào túi rác hoặc rác ướt nếu chưa đóng gói cẩn thận.

Lau chảo, nồi bằng khăn giấy trước khi rửa

Trước khi vệ sinh xoong nồi; hãy dùng khăn giấy hoặc giấy ăn lau sạch phần dầu mỡ còn sót. Điều này giúp tránh cho dầu trôi xuống cống, bảo vệ đường ống thoát nước trong thời gian dài.

Tận dụng dầu ăn thừa làm xà phòng sinh học

Một giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường là tái chế dầu ăn thừa thành xà phòng sinh học. Hiện nay có nhiều công thức an toàn và dễ áp dụng tại nhà để biến dầu đã qua sử dụng thành sản phẩm làm sạch tự nhiên; giảm lượng chất thải đổ ra môi trường.

Xử lý dầu ăn thừa đúng cách – Cách lọc dầu nếu muốn tái sử dụng an toàn

Trong trường hợp dầu còn mới và bạn muốn sử dụng lại; cần lọc kỹ để loại bỏ cặn bẩn:

Dùng rây hoặc giấy lọc cà phê: Lọc dầu qua rây hoặc giấy lọc để loại bỏ vụn thực phẩm.

Phương pháp bột năng/bột ngô: Trộn một thìa bột với nước; đun sôi cùng dầu. Khi bột kết dính cặn lại, lọc dầu lần nữa để thu được phần dầu sạch hơn.

Bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để ở ngăn mát tủ lạnh và dùng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng dù lọc kỹ đến đâu; dầu đã qua chế biến vẫn không nên dùng để chế biến các món ăn cho trẻ em; người già hoặc người có hệ miễn dịch yếu.

Mỗi bếp ăn là một “hệ sinh thái” cần bảo vệ ( Ảnh: internet ).

Mỗi bếp ăn là một “hệ sinh thái” cần bảo vệ

Một muỗng dầu thừa tưởng chừng vô hại; nhưng nếu mỗi hộ gia đình đổ xuống cống mỗi ngày; hậu quả tích lũy sẽ rất đáng lo ngại. Mỗi người có thể góp phần bảo vệ môi trường và hệ thống thoát nước đô thị bằng cách xử lý dầu thừa một cách văn minh, khoa học.

Xử lý dầu thừa đúng cách là hành động tuy nhỏ; nhưng thể hiện lối sống có trách nhiệm. Đó không chỉ là việc giữ gìn vệ sinh căn bếp; mà còn là biểu hiện của ý thức cộng đồng – Nơi mỗi thói quen đúng đắn đều có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội và hành tinh này.

Nguồn: Phunutoday