Site icon MUC Women

Thuốc kháng sinh “tự nhiên” từ các loại rau gia vị có sẵn trong bếp mọi nhà

các gia vị quen thuoc trong bep lai có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên tuyệt vời

Bất ngờ với những kháng sinh "tự nhiên" từ các loại gia vị trong bếp. ( Ảnh: Pixabay )

Thuốc kháng sinh “tự nhiên” xuất hiện trong những thực phẩm và các loại rau gia vị quen thuộc; sẽ khiến bạn bất ngờ về những công dụng tuyệt vời và sự an toàn của chúng. Để tăng cường đề kháng cho cơ thể khi không cần thiết phải dùng thuốc; chúng ta có thể chữa bằng những bài thuốc dân gian từ thảo dược, thực phẩm, gia vị; có tác dụng kháng sinh tự nhiên an toàn mà hiệu quả.

Sau đây là một số “ thuốc kháng sinh tự nhiên” luôn có sẵn trong căn bếp mỗi gia đình.

Mật ong: thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất từ xa xưa

Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên tốt nhất được sử dụng từ xa xưa ( Ảnh: Pixabay )

Trong mật ong chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Mật ong có chứa hydro peroxide – chất có tính kháng khuẩn; giúp ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn. Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên tốt nhất được sử dụng từ xa xưa; sử dụng bằng cách uống và thoa lên da, vùng da bị thương…

Sử dụng mật ong để điều trị các bệnh như: đau dạ dày, ho, khàn giọng, tiểu đường, ngừa ung thư, viêm da, cân bằng huyết áp, tăng đề kháng cho cơ thể… Mật ong kết hợp với nước chanh, gừng, sả tốt cho hệ tiêu hóa, thải độc cơ thể. Để phát huy công dụng, nên chọn mật ong nguyên chất.

Tỏi: vị thuốc kháng sinh tự nhiên quen thuộc

Tỏi được ví là siêu thực phẩm giúp tăng đề kháng cho cơ thể ( Ảnh: Pixabay)

Tỏi được ví là siêu thực phẩm giúp tăng đề kháng nhờ sở hữu lượng lớn allicin; hợp chất có đặc tính giống penicillin – thành phần chính trong thuốc kháng sinh. Trong tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,…Hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides là thành phần công hiệu chính của tỏi.

Tỏi chứa hàm lượng germanium và selen khá cao; trong đó lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh. Ngoài làm gia vị, tỏi còn được sư dụng làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, tăng đề kháng, chống viêm, virus, ký sinh trùng và nấm, hỗ trợ điều trị ung thư và làm đẹp…

Sử dụng bằng cách ăn sống hoặc xào nấu với các món ăn. Sử dụng 2-3 tép tỏi hàng ngày, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Gừng: thuốc kháng sinh tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa

Uống trà gừng vào buổi sáng hỗ trợ giảm ho, tốt cho hệ tiêu hóa ( Ảnh: Pixabay )

Theo đông y gừng có tính ấm, vị cay; có tác dụng thông khí, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết… Gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất gồm kali, magie, beta-carotene và kẽm giúp tăng đề kháng, chống viêm.

Gừng có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn như E. coli và Salmonella. Gừng thường sử dụng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy do lạnh; tiêu chảy nhiễm khuẩn, lỵ ra máu, đau bụng toát mồ hôi và các vấn đề đường tiêu hóa.

Sử dụng: các món ăn, thức uống hoặc các loại bánh kẹo có gừng rất tốt cho sức khỏe. Một tách trà gừng vào buổi sáng cũng hỗ trợ giảm ho, tốt cho hệ tiêu hóa…Nên sử dụng gừng tươi không bị dập nát sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Quế: thuốc kháng sinh tự nhiên giúp an thần hiệu quả

Thành phần Cinnamaldehyde trong quế có tác dụng an thần, giảm đau hiệu quả ( Ảnh: Pixabay )

Theo đông y quế có vị cay, ngọt, mùi thơm nồng. Thành phần Cinnamaldehyde trong quế có tác dụng an thần, ức chế trung khu thần kinh, giải nhiệt và giảm đau. Tinh dầu quế còn có tác dụng trừ phong, kích thích nhẹ dạ dày, ruột, kích thích tăng tiết nước bọt, tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn.

Quế có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chế ngự vi khuẩn E.coli cùng nhiều loại vi khuẩn khác. Cách sử dụng: dùng bột quế hòa với nước đun sôi để nguội rồi dùng hoặc cho quế vào các món ăn như ướp với thịt cá.

Giấm táo: thuốc kháng sinh tự nhiên đa năng

Giấm táo thuốc kháng sinh “tự nhiên” đa năng ( Ảnh: Pixabay)

Giấm táo là nước lên men từ táo nghiền, được sử dụng riêng lẻ hoặc dùng cùng với mật ong cho bệnh loãng xương, giảm cân, chuột rút và đau, đau dạ dày, đau họng, xoang, cao huyết áp, viêm khớp, giúp giải độc; làm chậm quá trình lão hóa, điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol và chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra nó còn được sử dụng để trị mụn trứng cá, làm dịu da bị cháy nắng, điều trị bệnh zona, côn trùng cắn và để ngăn ngừa gàu. Axit malic trong giấm táo là một chất kháng vius mạnh mẽ.

Sử dụng giấm táo pha loãng để uống giúp giảm cảm lạnh, bớt nghẹt mũi, giảm dị ứng… Lưu ý, để hiệu quả cần chú ý sử dụng giấm táo nguyên chất.

Nghệ: hỗ trợ điều trị ung thư

Nghệ có tác dụng trong kháng khuẩn và làm đẹp ( Ảnh: Pixabay)

Nghệ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, ngăn ngừa viêm loét, hỗ trợ điều trị ung thư… Đối với phụ nữ, nghệ còn được sử dụng để làm đẹp, giảm thâm, trị mụn, giúp điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.

Sử dụng nghệ vào các món ăn hằng ngày hoặc đơn giản hơn là sử dụng tinh bột nghệ pha mật ong uống vào buổi sáng.

Hành tây: giảm đường huyết

Hành tây giàu vitamin, a-xít folic, kalium và selenium rất tốt cho sức khỏe ( Ảnh: Pixabay )

Hành tây là một loại thực phẩm giàu vitamin, a-xít folic, kalium và selenium tốt cho sức khỏe… Nó còn là loại thuốc kháng sinh tự nhiên tuyệt vời giúp chữa trị được nhiều bệnh khác nhau; như: tăng sức đề kháng, giảm huyết áp, giảm đường huyết, phòng ngừa ung thư, giảm đau, giảm viêm, cảm lạnh và ho…

Bắp cải: tăng cường hệ miễn dịch

Nước ép bắp cải rất tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày ( Ảnh: Pixabay )

Ngoài là thực phẩm, bắp cải còn có tác dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây.

Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol.

Trong 1 bát rau cải bắp chứa đến 75% nhu cầu vitamin C cho cơ thể; giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh. Sử dụng bằng cách chế biến các món ăn; giã nát lá để đắp ngoài da hoặc ép lấy nước để uống.

Rau diếp cá: kháng khuẩn, giải độc

Rau diếp cá có nhiều công dụng trong việc kháng khuẩn, giải độc ( Ảnh: Internet )

Theo y học hiện đại, rau diếp cá có chứa decanoyl-acetaldehyd. Chất này có tác dụng kháng khuẩn như: ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, e.coli, trực khuẩn bạch hầu. Theo y đông y, rau diếp cá vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế.

Nhờ tác dụng của Quercitrin và Dioxy-flavonon, diếp cá giúp lợi tiểu, làm chắc thành mao mạch. Rau diếp cá còn được dùng để thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng bằng cách ăn sống hoặc ép lấy nước uống.

Rau kinh giới: ngừa thiếu máu

Kinh giới chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường dinh dưỡng, ngăn ngừa thiếu máu ( Ảnh: Internet )

Trong rau kinh giới chứa hai chất carvacrol và thymol, là những kháng sinh rất hiệu quả với diệt ký sinh trùng đường ruột như: giun, sán gây chảy máu, ngộ độc, tắc ruột…

Rau kinh giới thường được dùng để chữa rối loạn dạ dày, giảm chứng khó tiêu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn hoặc có thể dùng làm thuốc chữa viêm xoang.

Trong rau kinh giới chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt… giúp tăng cường dinh dưỡng, ngăn ngừa thiếu máu. Sử dụng bằng cách giã lấy nước uống hoặc bôi ngoài da.