Site icon MUC Women

Cách nấu bánh đúc nóng Hà Nội chuẩn vị thơm ngon

Chế biến bánh đúc từ bộp nếp; cho bà bầu; bổ dưỡng dễ làm; bài viết; ngon miệng; phương pháp;

Thật tuyệt vời khi được thưởng thức một chén bánh đúc nóng hổi thơm ngon. Cùng Mucwomen vào bếp thực hiện cách nấu bánh đúc nóng Hà Nội ngay để sẵn sàng đón cái lạnh đầu mùa của miền Bắc nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị nấu bánh đúc ngon chuẩn vị miền Bắc

Nguyên liệu chính cho món bánh đúc nóng ngon.

Thực hiện cách nấu bánh đúc nóng Hà Nội

Bước 1: Làm bánh đúc

Cho bột gạo tẻ, bột năng với 1 thìa cà phê muối và 1 lít nước vào một chiếc nồi inox lớn có đế dày. Tiếp theo dùng thìa khuấy đều cho đến khi bột tan hết. Sau đó lọc hỗn hợp qua rây để được hỗn hợp bột thật mịn.

Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) cùng với một số gia vị.

Bắc nồi bột này lên bếp và đun sôi ở lửa vừa. Trong khi nấu; nhớ dùng đũa khuấy liên tục để bột không bị bén lại. Sau khi đun khoảng 2 đến 3 phút, hỗn hợp bắt đầu đặc lại thì lúc này cần giảm lửa xuống mức thấp nhất.

1 bát bánh đúc nóng (ăn kèm thịt, mộc nhĩ, nước dùng và rau mùi) chứa khoảng 485 calo.

Lưu ý: Khi bột đặc sánh lại thì cần phải chú ý giảm lửa nhỏ nhất có thể. Muốn bột mịn có thể dùng máy trộn bột hoặc phới lồng để đánh.

Khi hỗn hợp bột đặc lại và chuyển sang màu trắng đục thì cho 1 thìa dầu mè và 2 thìa dầu ăn vào khuấy đều.

Bước 2: Làm phần nhân

Bóc vỏ hành và tỏi đem băm nhuyễn. Nấm hương và mộc nhĩ cho vào nước ấm cho nở; sau đó cắt bỏ chân nấm, rửa sạch và băm nhuyễn.

Theo Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận.

Thịt lợn đem rửa sạch rồi cho vào máy xay và xay nhuyễn thịt. Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tỏi khô rồi cho thịt, mộc nhĩ và nấu hương vào xào cùng.

Mộc nhĩ không chỉ được dùng làm thức ăn mà còn là vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý tim mạch (ảnh chụp màn hình: meta.vn).

Khi thấy thịt săn lại, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho 1 thìa cà phê tiêu để tăng mùi thơm và tắt bếp.

Bước 3: Pha nước mắm chua ngọt

Nước mắm chua ngọt có thể coi là “linh hồn” của bánh đúc. Vì vậy, hãy ghi nhớ công thức pha nước mắm ngon này nhé.

Pha giấm, nước và đường theo tỷ lệ 1: 1: 1. Có thể nếm thử để cảm nhận và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Tuy nhiên, nước chan bánh đúc này cần phải có vị chua chua, ngọt ngọt, khi ăn cùng bánh sẽ vừa phải, cân đối. Tiếp theo nêm nước mắm và nếm lại để cân bằng các vị chua, ngọt, mặn.

Nước mắm chấm là một phần không thể thiếu khi ăn bánh đúc nóng (ảnh: internet).

Để nước mắm được thơm thì nhớ cho tỏi và ớt băm vào.

Thành phẩm cho cách nấu bánh đúc nóng Hà Nội

Múc bánh ra từng bát, sau đó múc nhân thịt lên trên, chan thêm một thìa nước mắm chua ngọt và cuối cùng cho rau mùi, hành khô phi lên trên là xong tô bánh đúc thơm ngon.

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản là đã hoàn thành cách nấu bánh đúc nóng Hà Nội nóng hổi thơm ngon, hấp dẫn rồi. Còn chần chừ gì mà không vào bếp thực hiện ngay món ngon này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, ngày nay bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô,…

Xem thêm: