Mèo to gan tranh mồi với cá sấu, nó cố giằng co nhưng thất bại vì cá sấu ngậm chặt con cá trong miệng.
Theo nội dung đoạn video cho thấy, con mèo thấy cá sấu ngoạm miếng mồi ngon trong miệng liền lao ra tranh lấy nhưng đành ngậm ngùi chịu thua vì cá sấu không chịu nhả ra.
Video ghi lại cảnh mèo to gan tranh mồi với cá sấu:
Nguồn video: MUC Women.
Bình luận của độc giả về video mèo to gan tranh mồi với cá sấu
Một con mèo dũng cảm đã khiến nhiều người bất ngờ khi gan dạ lao vào tranh mồi với một con cá sấu. Dù kích thước và sức mạnh chênh lệch rõ rệt, chú mèo vẫn không hề sợ hãi. Nó liều lĩnh tiến đến gần cá sấu, cố gắng giằng co con cá mà con cá sấu đang ngậm chặt trong miệng. Với móng vuốt sắc bén và sự nhanh nhẹn, mèo liên tục tấn công, hy vọng cướp được phần ăn. Tuy nhiên, cá sấu vẫn giữ chặt con cá không buông, cho thấy sức mạnh vượt trội của loài bò sát này.
– Chú cá sấu bị băng mõm lại rồi thì phải, ko thì chỉ 1 tợp là ăn cả cặp. Và có người đang kéo đuôi con cá sấu.
– Coi chừng hàm cá sấu, chịu thua đi em.
– Không được chơi trò này với nó chừng vài tháng nữa nghe cưng.
– Sấu buồn buồn là sấu đổi món cá thành món mèo thì có mà ối giời ôi nhá.
Khám phá: Thực hư về “Nước mắt cá sấu?”
“Nước mắt cá sấu” là cụm từ quen thuộc, dùng để diễn tả sự đau khổ giả tạo của ai đó. Câu nói này bắt nguồn từ một giai thoại rằng loài bò sát sẽ khóc khi ăn thịt người. Nhưng hiện tượng cá sấu chảy nước mắt khi đang ăn là có thật.
Theo How Stuff Works, cá sấu cũng biết khóc như con người và nhiều loài động vật khác; nhưng điều đặc biệt là chúng khóc khi đang ăn con mồi vừa săn được.
Cơ chế sinh học giải thích hành vi này của cá sấu vẫn còn là điều bí ẩn; bởi các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn khi thử nghiệm nó. Những con cá sấu trở nên rất nguy hiểm nếu ai đó muốn lại gần. Chúng thường ở dưới nước nên không dễ kiểm tra xem mắt chúng có bị ướt hay không.
Trong một nghiên cứu năm 2006, các nhà khoa học tại Đại học Florida và Đại học California, Hoa Kỳ, đã huấn luyện 7 con cá sấu di chuyển đến nơi cho ăn khô, sau đó họ quay phim phản ứng của chúng. Kết quả cho thấy 5 trong số 7 con cá sấu chảy nước mắt khi đang ăn.
Nhóm nghiên cứu không thể giải thích chắc chắn tại sao con cá sấu lại khóc. Nhưng họ cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến việc con vật thở hổn hển, xuýt xoa khi ăn. Hành động này đẩy không khí qua các xoang, kích thích các tuyến tiết ra nhiều nước mắt hơn và tạo ra hiện tượng cá sấu “khóc giả”.