Răng khôn là răng gì? Nhổ răng khôn có cần thiết không? Nếu nhổ thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ là vấn đề nhiều người quan tâm. Bài viết mong giải đáp những vấn đề và quy trình nhổ bỏ răng khôn.

1. Răng khôn là răng nào?

Răng khôn là răng số 8, mọc cuối cùng trong đời người và nằm phía trong cùng của hàm răng. Độ tuổi mọc răng này là từ 17-25 tuổi; thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của một con người.

Một người bình thường sẽ có 4 chiếc răng khôn ở góc hàm. Tuy nhiên cũng có người không thấy răng này mọc ra vì chúng vẫn còn nằm trong xương hàm. Khi có sự mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, tình trạng mọc ngầm hoặc mọc lệch rất dễ xảy ra.

2. Răng khôn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Trường hợp răng khôn mọc thẳng

Bất kỳ chiếc răng nào khi mọc lên cũng có thể gây nên tình trạng kích ứng, đau nhức nướu, đặc biệt là vùng nướu răng mọc.

Do ở độ tuổi trưởng thành, các răng khác và xương hàm đã hoàn thiện, trở nên cứng chắc hơn nên khi mọc răng khôn, lợi sẽ giãn ra và phồng lên, khiến mặt cũng sưng phồng khó chịu.

Biểu hiện mọc răng khôn tiếp theo là nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, cảm giác đau, khó chịu khiến bạn cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, nếu răng mọc bình thường, hiện tượng này sẽ sớm kết thúc nên bạn không cần quá lo lắng.

Răng khôn mọc khiến vùng nướu góc trong hàm sưng phồng. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn nhai, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Trường hợp răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là hiện tượng rất phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng khác cũng như sức khỏe răng miệng.

Nhổ răng khôn: Những điều cần biết
Răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến các răng khác và gây đau nhức toàn hàm.

Khi răng khôn mọc lệch, đâm sang các răng khác khiến người bệnh đau nhức toàn hàm. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, toàn bộ cung hàm có thể bị xô lệch, thậm chí rụng răng, mất răng vĩnh viễn.

Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, thức ăn và mảng bám rất dễ bám vào nướu, gây viêm nhiễm, sưng đỏ kéo dài. Hiện tượng này gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh trong thời gian dài.

3. Nhổ răng khôn và những vấn đề thường gặp

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì?

Vì vị trí mọc và hình thể của răng khôn hơi khác với các răng bình thường nên việc nhổ răng này sẽ khó khăn hơn.

Nhổ răng khôn: Những điều cần biết
Việc nhổ răng không có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh nhưng ở mức độ nhẹ.

Thường răng khôn sẽ mọc sát dây thần kinh hàm trên và hàm dưới, dây thần kinh mắt, nên khi nhổ răng sẽ thấy tê ran nơi đầu lưỡi hoặc má, môi. Cảm giác này là do dây thần kinh bị ảnh hưởng khi nhổ răng nhưng ở mức độ nhẹ. Vì vậy, không gây ảnh hưởng gì đáng kể và sẽ hết sau vài ngày.

Khi nhổ răng khôn cũng không ảnh hưởng gì đến răng số 7 (răng nhai chính) mà ngược lại còn bảo vệ răng số 7 nếu răng khôn gặp vấn đề.

Các trường hợp không nên nhổ răng khôn

  • Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp
  • Người mắc bệnh máu khó đông
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người mắc bệnh về thần kinh
  • Ngoài ra, trường hợp răng khôn mọc ngay thẳng, không ảnh hưởng gì đến việc nhai và sức khỏe thì cũng không nên nhổ răng Khôn.

Một số biến chứng thường gặp phải khi nhổ răng khôn

Chảy máu kéo dài

Thông thường, biến chứng này sẽ gặp ở những người bị rối loạn đông máu. Cũng có một số trường hợp do hút thuốc lá, uống rượu bia ngay sau khi nhổ gặp tình trạng này.

Bên cạnh đó, nếu nhổ răng khôn thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn kém cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chảy máu kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị choáng váng, buồn nôn hoặc ngất xỉu.

Nhiễm trùng

Nguyên nhân gây ra biến chứng này thường là dụng cụ nhổ răng không đảm bảo. Hoặc có trường hợp do phòng phẫu thuật khử trùng chưa đúng tiêu chuẩn. Biến chứng này khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội từ 2 – 3 tuần.

Tổn thương dây thần kinh

Biểu hiện của việc tổn thương dây thần kinh thường là ngứa ran, tê ở các khu vực lưỡi, môi, cằm và nướu. Biến chứng này thực ra không hề nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, với một số trường hợp nặng thì triệu chứng tổn thương dây thần kinh có thể xuất hiện mãi mãi.

Quy trình nhổ răng khôn

Chọn phòng khám uy tín để tham vấn kỹ về tình trạng của răng và các yếu tố sức khỏe

Cần phải khai báo chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Chụp X-quang để xác định tình trạng răng khôn, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh.

Vệ sinh răng miệng

Sau khi xác định việc nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vùng răng cần nhổ. Đồng thời gây tê tại vị trí răng để tránh tình trạng đau nhức trong quá trình nhổ.

Tiến hành nhổ răng khôn

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm lung lay chân răng. Việc này giúp nhổ răng khôn mọc lệch dễ dàng và lấy răng ra khỏi ổ răng.

Nhổ răng khôn sẽ được tiến hành theo từng phần của chiếc răng bằng các thiết bị hiện đại. Những thiết bị nhổ răng này chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi sẽ không làm tổn thương tới các mô mềm.

Nhổ răng xong, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho nướu răng. Khoảng 1 tuần sau bệnh nhân sẽ quay lại tái khám và cắt chỉ để kiểm tra tình trạng vết thương sau khi nhổ răng.

Sau khi nhổ răng khôn thì thông thường từ 5 – 7 ngày sẽ lành hẳn. Lúc này, bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường mà không hề cảm thấy khó chịu.

4. Chế độ ăn uống, vệ sinh khi mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn nên tránh ăn các thức ăn sau

  • Tránh các thức ăn cứng như xương, kẹo, bánh cứng, cần nhiều lực nhai.
  • Các món ăn chua, cay, nóng, dễ gây kích ứng nướu và cảm giác đau đớn nhiều hơn.
  • Các thực phẩm dễ gây phù nề, mưng mủ như xôi, trứng, thịt gà, …
  • Đồ uống có gas, rượu, bia, cafein có thể khiến cảm giác đau đớn nặng nề hơn.

Các thực phầm nên ăn khi mọc răng khôn

  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt, không tốn quá nhiều lực nhai nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như cháo, sữa, …
  • Các loại rau củ quả, nước ép, sinh tố giúp hạ nhiệt cơ thể rất tốt, giảm bớt cảm giác khó chịu do sưng viêm.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp giảm viêm hiệu quả.

Bên cạnh đó, đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày nhưng cần tránh chà xát vùng nướu nơi răng khôn mọc, tránh gây chảy máu. Súc miệng với nước muối để sát khuẩn, giảm viêm hữu hiệu.

5. Các biện pháp chữa đau răng tại trong dân gian

Dùng lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều tinh chất kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả. Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây viêm sưng nướu kéo dài, bạn có thể sử dụng lá trầu để giảm đau và viêm nhiễm bằng cách sau:

  • Sử dụng 2 hoặc 3 lá trầu không, đem giã nhỏ rồi hòa cùng 1 chén rượu và 1 vài hạt muối.
  • Sau đó, đợi khoảng 5 phút và gạn lấy nước trong dùng để súc miệng 2 lần mỗi ngày.
  • Thực hiện phương pháp đều đặn trong 1-2 tuần liên tiếp, tình trạng nướu sưng viêm do mọc răng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Dùng lá trà xanh (lá chè tươi)

Trà xanh là một trong những nguyên liệu sát khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Trà xanh có thể dùng để giảm tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn theo cách sau:

  • Rửa sạch khoảng 15 – 20 lá trà xanh, sau đó chờ ráo nước.
  • Cho lá trà vào một nồi nước, đun sôi sau đó để nguội
  • Súc miệng bằng nước trà xanh 2-3 lần trong vòng 5 phút để các hoạt chất kháng khuẩn trong lá trà phát huy tác dụng.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch.

Dùng lá ổi (lá ổi sẻ càng tốt)

Lá ổi có thể dùng để giảm thiểu đau đớn khi mọc răng khôn theo cách sau:

  • Rửa sạch khoảng 15 – 20 búp lá ổi non.
  • Cho lá ổi vào máy xay, xay nhuyễn cùng khoảng 1 ít muối.
  • Sau khi đánh răng, sử dụng nước ép lá ổi để súc miệng thật kỹ.
  • Súc miệng lại một lần nữa.

Thực hiện phương pháp trên đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức, sưng viêm tại nơi mọc răng khôn chấm dứt. Hoặc bạn cũng có thể nhai sống lá ổi non cũng giúp phát huy tác dụng.